Vô số chuyện Quê hương Bác Võ Nguyên Giáp li kì
Hồi đầu thế kỷ XX, ở làng An Xá (trước là xã, sau là thôn, nay thuộc xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ
Thuỷ, tỉnh Quảng Bình) có một gia đình nhà nho nghèo làm ruộng. Ông huý là Võ Quang
Nghiêm, bà là Nguyễn Thị Kiên. Ông bà sinh hạ được bảy người con, Võ Nguyên Giáp là người con thứ năm.
Võ Nguyên Giáp ra đời vào một mùa lụt, trong một cái lều cất tạm dưới gốc mít to như cổ thụ
trong vườn nhà. Thuở ấy, các cụ chỉ nhớ ngày sinh của con cái theo âm lịch, còn ngày sinh của
vng theo dương lịch thì sau này các nhà nghiên cứu phương Tây, mỗi người nói một cách. Ví
như bản chỉ dẫn về tiểu sử Võ Nguyên Giáp của Jean Sainteny (Notice biographique sur Vo
Nguyen Giap-Jean Sainteny) ghi là 1912. Từ điển Bách khoa Larousse ghi là 1911. Có những tác
giả ghi là 1910 như Boudarel hoặc James Fox. Trong cuốn “GIAP” do Nhà xuất bản Atlas-Paris
xuất bản năm 1977, Boudarel viết: “Sinh ở An Xá trong tỉnh Quảng Bình năm 1910”. Trên Tạp chí
Thời sự chủ nhật (The Sunday Times Magazine) số 5-11-1972, James Fox viết: “Ông sinh ngày
1-9-1910, một ngày tháng đáng ghi nhớ lại ở đây, chỉ vì một sự tình cờ kỳ lạ, tôi tìm thấy giấy khai
sinh của ông Giáp tại Paris và qua đó có thể giải quyết một lúng túng cho giới học giả cho rằng
ông sinh ra vào khoảng 1911, 1912”. Tôi hỏi chị Đặng Bích Hà (phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp):
-Vậy năm nào là đúng?
-Năm 1911.
-Căn cứ vào đâu?
-Anh Giáp tuổi Hợi (Tân Hợi).
-Một lá số tử vi có không?
-Không. Mà có cũng không còn.
-Rất tiếc, tôi muốn xem người ta đoán như thế nào về số của anh Giáp. Còn ngày sinh?
-Ngày 25 tháng 8 dương lịch. Cũng tính từ “ngày ta” sang do bà (mẹ anh Giáp) nói và nhờ ông
Trần Văn Giáp tính hộ. Gia đình Họ Võ là một dòng họ lớn ở làng An Xá, từ đường ở cuối làng. Tiếc rằng gia phả nay không còn.
Ông già dẫn đến một chỗ có vết đào mương, hào. Có trồng một cây lạ để đánh dấu gọi là cây
chim chim.
Nghe kể chuyện này, đích thân em trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Võ Thuần Nho về tìm. Võ
Thuần Nho đứng một chập, có một ông lão ra hỏi:
-Có phải ông Nho đấy không?
-Thưa phải.
-Thời kháng chiến ông dạy tôi múa đại đao, ông có nhớ không?
-…
-Có một dạo, người trong làng ra đào hầm hố ngay đầu mộ, tôi ra tôi cản đó.
Lúc đó Võ Thuần Nho mới tin.
Ông Nghiêm chú ý giữ gìn nền nếp gia phong. Sự giáo dụ trong gia đình rất nghiêm khắc. Ăn
cơm xong, con cái rót nước hầu cha mẹ phải bưng hai tay, bưng một tay là thất lễ. Có khách đến
nhà, con gái không được lên nhà trên. Ông dạy chữ nho cho trẻ trong làng. Đến một lúc nào đó,
ông chuyển sang dạy Quốc ngữ, làm hương sư. Ông vừa dạy học vừa làm ruộng. Giao bài cho
trẻ xong, ông chèo “nôốc” (thuyền) đi thăm ló (lúa).
Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bắt đầu, gia đình đi tản cử, ông còn đang thu xếp
một vài việc chưa kịp đi theo, thì giặc Pháp ập tới. Chúng càn quét lùng bắt ông, đưa ông về
giam ở Huế. Ông bị tra tấn dã man. Có người trông thấy ông bị chúng buộc tay vào đằng sau xe
gíp (Jeep). Gia đình không biết ông sống chết ra sao.
Võ Nguyên Giáp giống mẹ: Bà mẹ đã ban cho Võ Nguyên Giáp cả vóc người, gương mặt và đôi
mắt thông minh. Những ai đã có dịp gặp bà đều nhận ngay ra vóc người thấp đậm của Võ
Nguyên Giáp là vóc người của bà. Gương mặt tròn, trắng trẻo của Võ Nguyên Giáp là gương
mặt của bà. Đặc biệt là đôi mắt: Một đôi mắt vừa hồn nhiên nhân hậu như mắt trẻ thơ, vừa
cương nghị như có ánh thép và sắc sảo long lanh trí tuệ. Về đôi mắt của Võ Nguyên Giáp, sau
này có một lần, một nữ ký giả phương Tây-bà Oriana Fallaci-khi phỏng vấn Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã nhận xét: “Đôi mắt thông minh nhất mà tôi chưa từng thấy!”.
“Hiền lành là bà”-Võ Nguyên Giáp nói về người mẹ của mình như vậy. Cậu bé Giáp yêu thương
mẹ, còn đối với ông thân thì cậu kính nể và sợ. Ông dạy con rất nghiêm mà cậu thì hay nghịch.
Mỗi khi ông mắng còn thì bà đứng ra đỡ lời.
Cậu bé Võ Nguyên Giáp nhiều lần được theo cha đi thăm lúa. Cánh đồng hai huyện bát ngát “cò bay thẳng
cánh”. Vùng này có câu: “Nhất Đồng Nai, nhì hai huyện” (là huyện Lệ Thuỷ và huyện Quảng
Ninh). Ruộng khô cấy lúa ven, gạo gie, ruộng sâu cấy giống su, gạo đỏ.
Ngày mùa có phường gặt về là niềm vui của lũ trẻ. Các chị dậy từ ba giờ sáng nấu cơm cho
phương gặt.
Niềm vui ngày mùa của cậu bé Giáp không trọn vẹn. Nhiều lần cậu theo mẹ chèo “nôốc” đi trả
nợ. Cậu nhớ nhất cái bến nhà ông Phó Sương trên Tuy Lộc có cây gạo to. Trời nắng. Mẹ đội
thóc chạy lên chạy xuống, còn cậu thì ngồi từ sáng đến trưa dưới “nôốc” để giữ thóc. Ông Phó
Sương dùng cái quạt Tàu to tướng, quạt mạnh cho bay hết hột lép, chỉ lấy hột chắc.
Bà mẹ kể chuyện chạy giặc. Khi bà còn nhỏ, mỗi lần Tây về, bà và người dì ngồi trong thúng
người lớn quẩy đi tránh giặc. “Tây đi, lại về. Giặc Tây tàn ác lắm”-Bà nói.
Đêm nằm ngủ với thầy, cậu bé nghe ông thân kể chuyện chống Pháp qua một bài vè rất phổ cập
trong dân gian thời bấy giờ là bài vè Thất thủ kinh đô. Cả nhà khâm phục tấm gương trung quân
ái quốc của Tôn Thất Thuyết, ghét cay ghét đắng gian thần Nguyễn Văn Tường.
Bài vè Thất thủ kinh đô và câu chuyện Cần Vương có phải là tia sáng đầu tiên? Ấn tượng về một
vị tướng đánh giặc in sâu trong tâm trí cậu bé là ông thần thờ trong ngôi miếu cổ ở xóm ngoài.
An Xá đối với cậu bé Giáp là một cái làng đầy vườn mà vườn là thiên đường của trẻ nhỏ. An Xá
có ba xóm: Xóm trong, xóm giữa, xóm ngoài… Mái nhà tranh chìm trong vườn xum xuê cây trái.
Hai đầu làng có những “lòi” là những lùm cây rậm rạp, có những “hói” bí hiểm. Giữa xóm trong và
xóm giữa có một bãi hoang gọi là “đờng đờng”, có cây bún có nhiều ma.
Chỉ có vườn là thích. Vườn trước có cây mít to như cổ thụ và nhiều cây cam giấy. Vườn sau
trồng chuối, có cây ổi, cây bồ kết, cây đào tiên, hai cây khế ngọt, chim cu xanh thường về ăn. Mẹ
chăm sóc cây trái trong vườn, mùa nào thức nấy đem bán ở chợ Tréo, chợ Chè.
Nhưng vườn hàng xóm còn hấp dẫn hơn. Vườn nhà mụ Thơ có cây bưởi. Một trò nghịch của lũ
trẻ cùng học chữ Nho với cậu bé Giáp là nhân lúc thầy đi thăm lúa, bọn chúng rủ nhau chui qua
rào vào vườn nhà mụ Thơ hái trộm bưởi đem vè chén. Cái trò nghịch này, thầy mà biết thì chết
đòn. Thầy có tiếng là nghiêm, nhưng lũ trẻ nghịch vẫn hoàn nghịch.
Trận Võ Nguyên Giáp giáp lá cà ở Xuân Bồ, Quảng bình dậy tiếng oanh liệt vào gần cuối Kháng chiến chống Pháp
tại Bình Trị Thiên giưã bộ đội chủ lực với bọn lính legion và Commando cuả Pháp là một minh
chứng bi hùng sáng chói. Anh Vệ quốc đoàn tên là Bình bị bắn nát tay phải đã nhảy chồm lên
dùng sức bật cuả cơ thể cắn vỡ yết hầu cuả người sỹ quan comando Pháp cao lớn. Cả hai người
lăn lông lốc xuống sông . Quân Pháp tan nát rút chạy. Mấy hôm sau,có hai xác người nổi lên.
Người lính Việt nam ngậm yết hầu giặc không buông. Đến mức không cạy ra được,người ta phải
dùng dao khoét yết hầu vỡ nát cuả giặc,rồi lóc dần từng miếng cho miệng liệt sỹ được sạch sẽ .
Đến nay,cứ mỗi dạo thu về,dân vùng Xuân Bồ vẫn ra bờ sông cúng anh. Nước mắt trong bao
nhiêu năm ấy có lẽ cũng chảy thành sông trong lòng mỗi chúng ta.
Mai này có điều kiện,chúng ta sẽ dựng lại tượng người chiến sỹ Việtnam bé nhỏ bị Tây đè lên
người,miệng vẫn không nhả yết hầu giặc... tại Xuân bồ To BrodaRu: Bác cần trích dần chỗ nào thì chỉ trích dẫn chỗ đó thôi chứ ạ? Bác trích nguyên cả
bài thế này dài quá, kéo mãi mới đọc được bài của bác!
0 nhận xét: